Tất tần tật về chụp ảnh dịch vụ | Các thể loại ảnh dịch vụ kiếm tiền phổ biến

1025

Xin chào các bạn, nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật được cảm nhận qua đôi mắt. Như nhiều người đã nói thì nhiếp ảnh là môn bộ môn tốn tiền vì phải mua sắm thiết bị máy móc hỗ trợ các kiểu. Và một điều nữa có một câu nói mình khá tâm đắc đó là: Làm gì thì làm, đam mê thì phải có tiền để sống đã mới đam mê được. Vì vậy chúng ta là những người đam mê nhiếp ảnh thì phải làm sao để đúng như câu nói “Lấy tiền thực hiện đam mê, và đam mê tạo ra tiền. Việc này không riêng gì nhiếp ảnh và bất kể lĩnh vực nào cũng thế. Dù đam mê cỡ nào đi nữa thì bạn cũng phải có tiền nuôi sống bản thân, gia đình, con cái và mua sắm các thứ thiết yếu với cuộc sống…

 

Studio chụp ảnh
Studio chụp ảnh

Vì các thành viên của Aphoto đều đam mê nhiếp ảnh và nhiều người muốn con đường nhiếp ảnh, coi đó là một nghề tương lai nhưng chưa biết hướng đi thế nào để phần nào né tránh được ít chông gai hay ít ra cũng được học hỏi ít nhiều kinh nghiệm của đàn anh, tiền bối từng làm ảnh dịch vụ đi trước. Dĩ nhiên là mỗi thời cách kiếm tiền dịch vụ mỗi khác, thời đại áp dụng công nghệ, quảng cáo… nên việc dùng máy film hay xách máy đi công viên để người ta gọi bạn chụp không còn phù hợp với hiện tại nữa. Vậy ở thời điểm hiện tại có các thể loại chụp ảnh dịch vụ nào phổ biến, và cách mới vào nghề phải làm thế nào hay cách để kiếm tiền bền vững, hôm nay mình sẽ viết bài này để chia sẻ cho các bạn.

Ở mục này tôi sẽ kể cho các bạn một cách đi vào con đường chụp ảnh dịch vụ khá êm đềm ít gây nhiều hậu quả đối với người mới mà trong đó chính bản thôi của mình, học trò của mình và các anh em, bạn bè mình  hướng dẫn hay những người có cùng quan điểm với tôi. Hôm nay tôi sẽ viết ra những bước đi và những hướng đi do mình đúc rút ra để các bạn dễ hình dung và học kinh và áp dụng.

1, Xác định bạn đang cần gì, muốn gì.

Phân vân mua gì ?
Phân vân mua gì ?

Nếu bạn là một người đã xác định mua máy ảnh để làm dịch vụ thì bạn nên nghe những bạn làm nghề đi trước đó chỉ cho. Ví dụ bạn muốn chụp gì sẽ nghe họ mua máy gì, lens, phụ kiện gì…., và một điều nữa nếu làm dịch vụ  thì bạn đầu tư máy nào dùng được được một xíu, có thể mua máy cũ. Có một câu nói rất hay mà bạn cũng nên nghe đó là thà mua máy cũ của dòng cao cấp hơn là dùng máy mới tầm trung. Ví dụ nếu bạn đi chụp nhiều với giá 15 triệu thì mình sẽ mua 1 máy ảnh 6D cũ thay vì 750D… Việc mua máy ảnh cũ giúp bạn nhanh thu hồi vốn hơn, dù có bán lại hay nâng cấp cũng ít lỗ hơn mua máy mới. Và cái nữa là chất ảnh của dòng cao sẽ đẹp hơn dòng thấp hơn dù nó là máy ảnh cũ.

2, Con đường để tiến vào nhiếp ảnh từ không biết gì đến lúc đi làm nghề nhiếp ảnh

Sau khi mua máy ảnh mà mình đã nói ở bước 1, ở thời điểm hiện tại thì làm gì làm phải cố gắng kiếm 1 máy ảnh Fullframe cho có với người ta một xíu vì trước sau gì bạn cũng lên, mấy bác chơi ảnh lâu năm hay đùa với nhau câu nói ” Mọi con đường đều tiến đến Fullframe”, và mình thấy đây là một câu nói đúng. Dù bạn chụp ảnh đẹp giỏi cỡ nào thì thiết bị càng xịn sẽ giúp bạn được phần nào đó hơn trong khoản hậu kỳ ảnh sau này.

Máy ảnh Fullframe
Máy ảnh Fullframe

Lúc bạn đã có một chiếc máy ảnh ưng ý thì bạn cần xác định mình muốn theo chụp gì để có thể mua lens phù hợp. Có nhiều thể loại chụp ảnh dịch vụ khác nhau mà bạn có thể tham khảo ở mục 2.

Giai đoạn 1:

Đầu tiên như mình thường thấy thì lúc chụp hình thì các bạn mới chập chững bước chân vào nhiếp ảnh sẽ mua một máy ảnh thường là crop và kèm theo lens KIT. Sau một thời gian sử dụng các bạn muốn ảnh xóa phông nhiều hơn, vì thế các bạn được tư vấn tìm mua lens 50F.18 để xóa phông. Lúc này các bạn sẽ mải mê đi chụp ảnh, rủ các bạn nữ làm mẫu, có thể là em út, bạn bè cùng lớp… và sau đó sẽ lên google tìm các phần mềm chỉnh sửa màu ảnh như Lightroom và Camera Raw. Sau khoảng 1-3 tháng thì các bạn bắt đầu nhận các show nhỏ nhỏ như chụp cho bạn của bạn, người quen hay đại loại là có người giới thiệu. Bạn bắt đầu chụp show và mỗi show mình thấy các bạn lấy 200-300K tiền cà phê là đủ, sau đó có hình ảnh để thực hành chỉnh sửa hình ảnh… Thực ra thì trong giai đoạn này các bạn chụp miễn phí cũng được, tuy nhiên nên lấy tiền để tạo cho mình cảm giác có trách nhiệm hơn sản phẩm mình làm ra. Và cứ thế đến tầm 6 tháng là các bạn đã có chút kinh nghiệm và có thể bắt đầu bước 1 chân vào con đường dịch vụ.

Máy ảnh Fullframe
Máy ảnh Fullframe

Giai đoạn 2

Khi bạn đã biết cầm máy ảnh và biết chỉnh các thông số cơ bản khi chụp ảnh chân dung đơn, chân dung nhóm, biết chụp ảnh cơ bản với lens góc rộng như KIT (18-55) chẳng hạn, lúc này điều tiếp theo bạn muốn học là tốc độ, tốc độ ở đây là tốc độ xử lý thao tác thông số máy ảnh để bắt được các khoảnh khắc cực ngắn và lâu lâu mới có.

Lúc này bạn không còn phải kiếm mẫu chụp hay chụp teen xóa phông nữa, bạn hãy tìm đến những Team nào chụp kỷ yếu và xin một chân đi phụ hay đi theo để học hỏi. Trong lúc đi học chụp ảnh kỷ yếu các bạn nhớ rằng, đây là khoảng thời gian bạn được học hỏi và có điều kiện học hỏi tốt nhất, và điều nữa là các bạn chụp sai hay thiếu thì cũng không nghiêm trọng nhiều khi bỏ lỡ các khoảnh khắc.

Ảnh teen xóa phông
Ảnh teen xóa phông

Trong giai đoạn này bạn luôn tận dụng mọi thời gian để luôn tăng tốc thời gian thao tác máy ảnh để có  được những bức hình có nhiều khoảnh khắc nhất. Ví dụ khoảnh khắc các bạn đang makeup, vui đua, ăn uống hay chẳng hạn là đang selfie chẳng hạn. Bạn luôn chủ động trong việc thay đổi lens từ lens tele xóa phông và lens wide góc rộng để có những bức hình đẹp nhất, hình ảnh chụp bằng lens tele thì nên chụp sao cho nét nhất, đủ sáng, và lens wide thì chụp cho đủ bố cục, đủ tay chân, các thành viên và độ sáng… Sau đó quen rồi nhờ các bạn chụp có kinh nghiệm nhận xét, chỉ bảo cho ít kinh nghiệm, bắt khoảnh khắc, bố cục và mẹo setup thông số nhanh, ví dụ như mình thì khi chụp ngoài trời thường nếu chụp lens 85F1.8 chân dung xóa phông thì mình luôn chụp ở khẩu lớn nhất vì lens mình nét căng ở max khẩu, các lens nếu không nét các bạn có thể khép 1-2 khẩu lại, tiếp theo là ISO mình để 100 và việc còn lại chỉ cần thay đổi tốc độ chụp, khi chụp ở nắng ví dụ ở tốc 1/3200 thì khi di chuyển vào một bóng cây nào đó mình ước chừng nó sẽ tối hơn 1 xí nên sẽ giảm tốc xuống còn 1/1600 chẳng hạn. Và ngoài ra các bạn có thể tự đúc rút cho mình 1 vài kinh nghiệm hay mẹo vặt gì đó. Như nâng cấp máy ảnh gì, lens gì phù hợp cho hiện tại và tương lai.

Giai đoạn 3

Sau khi 1 mùa kỷ yếu đã qua thì bạn có thể quay lại chụp ảnh chân dung song song, ảnh gia đình hay các thể loại chụp nhẹ và trong lúc này nếu được các bạn nên tìm một ai đó hay đi chụp event, sự kiện, tiệc… để học hỏi hỏi thêm các kinh nghiệm chụp ảnh truyền thống. Đây là một thể loại chụp ảnh lúc nào cũng cần nhiếp ảnh, và khoảnh khắc ở các sự kiện này khó hơn chụp ảnh kỷ yếu rất nhiều, nó chỉ xảy ra một lần, ví dụ như chụp tiệc cưới chẳng hạn, vì nó chỉ xảy ra một lần nên các bạn khi đi chụp thể loại luôn kèm theo flash rời nên các bạn nhớ chú ý theo dõi người đi chụp cùng. đầu tiên bạn có thể đi kèm, đi theo 2-3 show cũng dùng flash và tập setup đèn chụp các khoảnh khắc, nhớ là lâu lâu né người chụp chính ra đi chụp các cảnh khác, lỡ người ta thấy mình tập chụp mà đi show là khách họ không có vui. Chụp các thể loại này bạn cần có một lens đa dụng (lens zoom) và một đèn flash. Khó nhất ở đây là bắt được khoảnh khắc và ảnh nét và đủ sáng đều, vì vậy việc setup đèn flash là một việc rất quan trọng.

Ảnh sự kiện Event
Ảnh sự kiện Event

Thông thường nhìn chung mình thường dùng lens đa dụng tiệc là 24-70 và khi gắn lens này thì mình luôn để máy ảnh ở tốc 1/80 là tối thiểu, trung bình là 1/100 có thể xuống 1/30 có lúc lên 1/200… ISO trung bình là 800-3200 để hậu cảnh, cũng như những cảnh, người xung quanh rìa khung ảnh không bị tối, khẩu độ trung bình mình để tầm F/4-F/5.6, một số trường hợp nếu chụp ở tiêu cự 24mm mình có thể để khẩu ở 2.8 để chụp vì ở tiêu cự này ảnh không bị xóa phông nhiều. Flash các bạn nên dùng tản sáng, tản sáng thì có nhiều loại khác nhau, riêng mình thì hay dùng miếng màu trắng có sẵn trên đèn flash nên không cần mua, mình hay để công suất đèn 1/32 – 1/8 thậm chí có lúc là 1/4. Chung quy lại thì bạn phải học cách kiểm soát các thông số với nhau cho ảnh đủ sáng và nét, màu mè tính sau, WB có thể để Auto. Thông số trên máy ảnh thì như nãy mình đã nói, còn đèn flash thì mình có thể để chế độ tự động TTL cho nó nhận theo thông số máy ảnh cũng được như khá là tốn pin, riêng mình thì mình dùng chế độ M luôn để luôn chủ động được áng sáng, các bạn nếu quen thì cũng có thể dùng cách này, đây là khoảnh thời gian giúp cho bạn nhận thấy được sự quan trọng của khoảnh khắc và tốc độ sẽ giúp bạn được điều gì, và nó có thường chỉ xảy ra một lần nền luôn tạo cho bạn sự tập trung và sự chuyên nghiệp. Sau một thời gian chụp thể loại ảnh này thì chắc hẳn bạn đã có khá là nhiều kinh nghiệm và bạn sẽ giỏi lên rất nhiều về mọi mặt.

Giai đoạn 4

Giai đoạn này mình nghĩ nó sẽ quan trọng và trong cuộc đời nhiếp ảnh của bạn sẽ có lúc xảy ra một lần và cần bạn đó là chụp ảnh cưới. Chụp ảnh cưới ngoại cảnh hay chụp ảnh trong studio… Thể loại ảnh này cũng rất quan trọng khoảnh khắc và stylist tạo dáng cho mẫu. Giai đoạn này bạn không cần phải trải qua bước phải đi theo xách đồ và trải váy cô dâu như những người mới lần đầu chụp ảnh đã xin vào làm studio ảnh cưới nữa. Lúc này bạn có thể đi theo để học hỏi thêm kinh nghiệm, kinh nghiệm và khoảnh khắc ở đây bạn đã nắm rồi thì bạn nên học thêm về khoản tạo dáng cho cô dâu, chú rể (thường gọi là stylist). Thường thì chụp ảnh cưới có nhiều kiểu tạo dáng chụp ảnh theo một chuẩn nào đó, còn lai là tùy vào khả năng sáng tạo, phối hợp với đạo cụ mà bạn cần để tạo ra những bức ảnh đẹp về cả phong cách lẫn nội dung.

Ảnh cưới
Ảnh cưới

Chụp ảnh cưới nếu phối hợp tốt stylist, góc chụp, bố cục, ánh sáng, trang điểm, trang phục… thì có những bức ảnh đẹp lung linh. Đầu tiên các bạn chưa kinh nghiệm chụp ảnh cưới có thể xin đi theo 1 team nào đó để học hỏi những việc cần thiết khi chụp cưới, và là học cách giao tiếp, trò chuyên, pha trò với khách cho vui vẻ (vì đi chụp cưới nắng nôi rất mệt nên khó chịu hay bực bội, bạn nên tìm hiểu thêm về vấn đề này). Tiếp theo các bạn có thể nhận chụp các cặp đôi yêu nhau (couple) để quen cách chụp này, và sau đó các bạn có thể nhận chụp cho những cặp đôi quen biết như người thân, để bước đầu làm quen với thể loại này. Sau một thời gian chụp thể loại này nữa thì bạn cũng đã đạt trình độ cao trong nhiếp ảnh rồi và lúc này bạn phải định hình thương hiệu bản thân cũng như nếu có mở studio và định hình lại mình sẽ làm gì trong tương lai.

Giai đoạn 5

Sau khi xong giai đoạn thứ 4 này chắc hẳn bạn đã có một bụng kỹ năng và kiến thức rồi. Tiếp tục đây mới là khoảnh thời gian bạn quyết định con đường mình đi, chuyên chụp thể loại ảnh nào. Các bạn có nhiều sự lựa chọn sau khoảng thời gian này, tiếp tục học tập trau dồi kinh nghiệm để theo con đường chụp chụp ảnh kỷ yếu vì nó vui, chụp ảnh sự kiện event vì thích những khoảnh khắc, thích chụp ảnh cưới vì cảm thấy vui hay chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh du lịch hoặc là chụp ảnh trong studio với một loạt đèn và ánh sáng chuyên nghiệp…

Ảnh sự kiện
Ảnh sự kiện

Giai đoạn này định hình cho bạn vì thế bạn phát triển mạnh thương hiệu cũng như thể loại mình tập trung nhất để phát triển sau này. Đây là các giai đoạn của các bạn từ một nghề nào đó chuyển qua hoặc là từ sinh viên bắt đầu bước vào, ngoại lệ là nhiều bạn vừa học học cấp 2, cấp 3 hay còn ít tuổi có thể xin thẳng vào studio ảnh cưới phụ việc và học việc sẽ là một giai đoạn không không giống như con đường này.

Chụp ảnh dịch vụ và chụp ảnh theo sở thích cá nhân nó chỉ giống nhau là cùng tạo ra một bức ảnh do mình làm chủ máy ảnh. Tuy nhiên 2 lĩnh vực này khác nhau hoàn toàn, và sau đây mình sẽ đưa ra cho các bạn một vài điều để dễ hình dung.

Chụp ảnh dịch vụ Chụp ảnh theo sở thích
– Chụp trách nhiệm phải hàng đầu, luôn đúng giờ, tác phong chuyên nghiệp và phụ thuộc vào khách hàng – Không bắt buộc nhiều, cái này thường theo cảm hứng, thích thì đi chụp thích thì ở nhà.
– Đối tượng khách hàng đa dạng, hình ảnh do khách hàng quyết định, nhiều hình mình thấy đẹp và khách hàng thấy không đẹp thì phải nghe khách hàng. – Hình ảnh do mình lựa chọn theo sở thích và góc nhìn của mình, thích làm gì thì làm, miễn sao mình thấy đẹp là được
– Chỉnh màu theo yêu cầu của khách hàng, đôi khi mình thích màu này, khách thích màu khác là phải chấp nhận – Thích chỉnh gì thì chỉnh miễn sao mình thích, và hình do mình tự do quyết định.
Có thời gian hoàn thành sản phẩm rõ ràng để trả cho khách hàng đúng như yêu cầu Hình ảnh thích khi nào sửa thì sửa, thích làm gì thì làm, khi nào xong cũng được tùy vào cảm xúc bản thân
– Khi chụp ảnh phải theo kịch bản, hay chụp theo yêu cầu của khách hàng hoặc tự theo bản thân nếu được cho phép – Chụp ảnh theo góc nhìn của mình, ảnh do mình quyết định, chụp những gì mình thích và mình thấy đẹp không bị gò bó
Các thể loại chụp thường thiên về khoảnh khắc hơn Các thể loại chụp thường là lưu tiên đến nghệ thuật hơn
– Chụp dịch vụ kiếm tiền, có thể gọi đây là một nghề nuổi sống bản thân và gia đình – Thường thì chụp theo đam mê, theo sở thích và nó chỉ là một lĩnh vực tay trái
Photographer
Photographer

Mình đã gặp rất nhiều trường hợp có một số bạn mới chụp hình được vài bữa, thường đi chụp ảnh theo concept tạo sẵn của một ai đó với mẫu rất đẹp vì thế ảnh chụp cũng khá đẹp, tạo dáng hay stylist đã có người làm sẵn cho hết rồi, tuy nhiên khi bạn đi chụp ảnh dịch vụ để kiếm tiền, với bản tính tự tin như mấy lần đi chụp Offline, bạn gặp nhiều vị khách khác nhau có thể không đẹp, da không đẹp, ánh sáng phức tạp… và vì thế bộ ảnh của bạn rất chán và bạn đã bị vỡ mộng… Và bài học rút ra là khi bạn chụp ảnh dịch vụ thì khách hàng của bạn là ai thì bạn bạn cũng có thể chụp được, chụp ảnh họ trở nên đẹp, đẹp là ở đây là họ đẹp hơn lúc bình thường chứ không phải lấy họ ra để só sánh với một ai đó.

Hiện nay thợ nhiếp ảnh được chia làm 2 mảng chính đó là thợ nhiếp ảnh làm việc Fulltime và thợ nhiếp ảnh Freelance.

  • Thợ nhiếp ảnh làm việc Fulltime là việc tính lương theo tháng thường là các thợ chụp ảnh trong các studio, phụ trách mảng hình ảnh trong các công ty, có thể theo giờ hành chính hay làm theo show tùy vào mỗi nơi làm… Ở bên mảng này thì lương không cao nhưng đều mỗi tháng và ổn định không phải lo tháng này nhiều tháng sau đói… Ở các studio, viện áo cưới thường có 1 vài thợ Fulltime để làm việc, đến mùa cưới có thể liên kết thêm với nhiều thợ freelance bên ngoài. thợ Fulltime có 2 cách trả lương đó là trả 100% lương cứng mỗi tháng hoặc sẽ trả theo kiểu mỗi tháng 1 khoản lương cứng + thêm % hoa hồng mỗi show chụp…
    Nhiếp ảnh là đam mê nhưng nhờ nó để kiếm tiền

      Nhiếp ảnh là đam mê nhưng nhờ nó để kiếm tiền
  • Thợ Freelance là những thợ nhiếp ảnh tự do bên ngoài tự nhân show và tự thương lượng giá với khách hàng, hiện nay số lượng thợ freelance rất nhiều, thu nhập mỗi tháng không ổn định, tháng nhiều tháng ít tùy vào khả năng và mối quan hệ của mỗi người. Freelance có thể làm nhiều nghề và nhiếp ảnh là nghề tay trái hoặc cũng có thể 100% thời gian họ làm chụp ảnh luôn. Thợ freelance làm việc có thể làm việc theo một nhóm hoặc làm việc độc lập một mình… Và các thợ Freelance hoạt động nhiều ở các mảng chụp như ảnh sự kiện, event, cưới, kỷ yếu, chân dung ngoại cảnh…

Các thể loại chụp ảnh dịch vụ phổ biến hiện nay

  • Chụp ảnh chân dung ngoại cảnh

Thường gọi là chụp teen xóa phông, chụp thể loại này các bạn gái rất thích, và ảnh này cũng được nhiều người yêu thích. Lens thường sử dụng là tele khẩu lớn như 50f1.8, 50f1.4, 85F1.8, 85F1.4, 135F2…

Ảnh chân dung nghệ thuật
Ảnh chân dung nghệ thuật

 

  • Chụp ảnh cưới

Thường gọi là chụp album ảnh cưới, chụp ảnh cưới có thể là chụp ngoại cảnh hoặc trong studio với các phông nền màu. Lens thường sử dụng là 16-35, 85mm, 70-200…

Ảnh cưới
Ảnh cưới
  • Chụp ảnh phóng sự cưới

Chụp khoảnh khắc của một buổi tổ chức đám cưới có thể là ở nhà của khách hàng hoặc là ở nhà hàng tiệc cưới… Lens thường sử dụng là 24-70, 24-105, 16-35, 35mm…

 

Ảnh phóng sự cưới
Ảnh phóng sự cưới
  • Chụp ảnh sự kiện, event

Chụp các sự kiện event ra mắt sản phẩm, khai trương một cửa hàng, nhà hàng hay một sự kiện ca nhạc, sinh nhật, thôi nôi… Lens thường sử dụng là 24-70, 24-105, 16-35, 35mm…

Ảnh chụp sự kiện
Ảnh chụp sự kiện
  • Chụp ảnh kỷ yếu

Chụp ảnh kỷ yếu là chụp các khoảnh khắc cuối cấp của các bạn học sinh cấp 3, hoặc các bạn sinh viên năm cuối kỷ niệm trước khi ra trường… Lens thường sử dụng là 16-35, 14-24, 24-70, 85, 70-200…

Ảnh chụp kỷ yếu
Ảnh chụp kỷ yếu
  • Chụp ảnh sản phẩm

Chụp các các sản phẩm bán hàng cho các shop có thể là mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, chụp giày dép hay các thiết bị điện tử… Lens thường sử dụng 100F2.8 Macro, 85mm, 135mm…

Chụp ảnh sản phẩm
Chụp ảnh sản phẩm
  • Chụp ảnh thời trang lookbook

Chụp thời trang lookbook là chụp ảnh thời trang có thể là quần áo, váy đầm, mũ nón, túi xách… Có thể là đồ trẻ em, thời trang nữ chụp chung với mẫu hoặc chụp với manocanh… Lens thường sử dụng là 50, 85, 70-200, 135mm…

Chụp ảnh thời trang - Lookbook
Chụp ảnh thời trang – Lookbook
  • Chụp ảnh gia đình

Chụp ảnh các thành viên trong gia đình, thường là chụp các ngày kỷ niệm ngày cưới hay kỷ niệm các chuyến đi chơi của gia đình… Lens thường sử dụng là 35, 50, 85m…

Chụp ảnh gia đình, ngoại cảnh
Chụp ảnh gia đình, ngoại cảnh
  • Chụp ảnh đồ ăn

Ảnh chụp đồ ăn là ảnh chụp quảng cáo các món ăn hấp dẫn nhất thông qua hình ảnh, có thể là thức ăn, đồ uống… Lens thường sử dụng là 100F2.8 Macro, 85, 24-70, 60F2.8 Macro…

Chụp ảnh đồ ăn
Chụp ảnh đồ ăn
  • Chụp ảnh nội thất

Chụp ảnh nội thất là chụp lại các không gian, khung cảnh và nội thất các ngôi nhà, tòa nhà, căn phòng, căn hộ…. Lens thường sử dụng là 14-24, 16-35, 16mm…

Chụp ảnh nội thất
Chụp ảnh nội thất

Các thể loại kiếm tiền dễ nhất theo cá nhân mình thấy, dễ ở đây không phải là mỗi show kiếm được nhiều tiền hay ít tiền mà là khi các bạn chụp khách hàng không có đòi hỏi nhiều, bạn chỉ cần chỉnh sửa ảnh cơ bản chứ không cần phải chỉnh sửa chuyên sâu.

Chụp ảnh kỷ yếu
Chụp ảnh kỷ yếu

Các thể loại mà mình thấy ok nhất đó là ảnh kỷ yếu và ảnh tiệc cưới, event sự kiện, các thể loại này thường ít chỉnh sửa nhiều, như ảnh kỷ yếu thì các bạn chỉ cần chỉnh ảnh trong trẻo, làm mịn da chút ít trên Lightroom hoặc Camera Raw luôn là có thể trả ảnh cho khách hàng, còn thể loại ảnh sự kiện, event các bạn có thể chỉnh sửa ảnh chút xíu cho đúng sáng tối là có thể trả hình cho khách hàng. Ngoài ra các bạn có thể chọn các show chụp ảnh trả file của các thể loại như chụp cưới, kỷ yếu….

Để trở thành một thợ chụp ảnh giỏi, ngoài kỹ năng chụp ảnh tốt ra, thì bạn cần trau dồi thêm cho mình một vài kỹ năng nữa để đạt lever cao đó là: Thái độ làm việc luôn vui vẻ đừng cọc cằn với khách hàng, kỹ năng xử lý tao tác máy nhanh và tập toàn thông số gần đúng với các trường hợp chụp ảnh khác nhau, kỹ năng giao tiếp với khách hàng của mình và kỹ năng xử lý tình huống chuyên nghiệp… Ví dụ khi các bạn lúc chụp hay quay có thể phát sinh vấn đề như file lúc chụp về bị thiếu hay thất lạc thì hãy tìm cách nói chuyên với khách hàng làm sao để ai cũng cảm thấy vui và hài lòng…

Ngoài các kỹ năng trên bạn cũng cần phải bổ sung thêm khả năng chỉnh sửa hình ảnh, hậu kỳ ảnh…

Nhiếp ảnh là một nghề là về nghệ thuật
Nhiếp ảnh là một nghề là về nghệ thuật

Mình có thể khẳng định một điều là ảnh chụp dịch vụ hơn 90% là phải qua chỉnh sửa bằng phần mềm, trong đó riêng thể loại chụp có người ở trong ảnh thì phải qua chỉnh sửa để ảnh trở nên hoàn thiện hơn. Chỉnh sửa ảnh ở đây để bức hình hoàn thiện và đẹp hơn chứ không phải thay đổi cấu trúc, nội dung bức ảnh như thể loại ảnh Maniplution.

Lightroom và Photoshop
Lightroom và Photoshop

Việc hậu kỳ chỉnh sửa ảnh dịch vụ rất quan trọng, hầu như trong lúc chụp hình ít ai phàn nàn hay có thắc mắc cần hỗ trợ cả, đến khi chụp xong về xem file ảnh người ta mới yêu cầu chỉnh sửa ảnh để hoàn thiện sản phẩm. 2 phần mềm chỉnh sửa ảnh được sử dụng nhiều hiện nay là Lightroom và Photoshop (Bao gồm Camera Raw). Bạn có thể mất vài giây để bấm chụp 1 tấm hình nhưng bạn có thể mất vài phút, vài chục phút, thậm chí là hàng giờ để chỉnh sửa một bức ảnh, đặc biệt là ảnh quảng cáo khổ lớn hoặc ảnh cổng của album cưới…

Thông thường 1 team làm nhiếp ảnh chuyên nghiệp hiện nay, hoặc là 1 studio ảnh viện chúng ta sẽ thấy một số thành viên làm một sống mảng sau: Đầu tiên là thợ chụp ảnh là phải có, thứ 2 là Makeup, thứ 3 là thợ chỉnh sửa hậu kỳ ảnh, Một người giữ hotline, tư vấn chăm sóc hỗ trợ khách hàng, Một bạn nắm quỹ, thu chi, một bạn quản lý Website, Facebook, Google và quảng cáo, 1 bạn về quay phim và có thể dựng phim hoặc 1 bạn dựng phim vì lúc chụp hình khách thường có book kèm gói quay phim…

Photographer team
Photographer team

Ngoài ra còn một số thành viên làm mảng khác nữa tùy vào nhu cầu và hướng đi của mỗi nhóm…

Các vấn để bạn thường gặp phải hay phát sinh khi làm trong nghề nhiếp ảnh, các bạn theo dõi tránh gặp phải:

  • Quên thiết bị, quên thẻ nhớ ,pin, flash…
  • Trùng lịch nhiều khách hàng mà không biết
  • Mất file, thất lạc file của khách hàng
  • File quá nhiều, khách quá nhiều làm không kịp để khách hàng hối
  • Yêu cầu quá nhiều thứ không như thoả thuận ban đầu
  • Sửa hình quá nhiều lần mà khách vẫn không chốt
Khắc phục các sự cố nhiếp ảnh
Khắc phục các sự cố nhiếp ảnh

Còn nhiều vấn đề khác nữa dở khóc dở cười trong lúc làm nghề mà các bạn cần lưu ý để không gặp phải các trường hợp đó trong tương lai đi chụp của mình.

Cách quản lý và vận hành một nhóm thợ chụp ảnh hiệu quả và công tâm nhất đó là theo năng lực của mỗi người. Cũng như các công việc khác thì khi quản lý các bạn cần 1 bạn là Leader (thường là chủ, nếu nhóm nhiều bạn làm chung thì để 1 bạn quản lý mảng này) để chấm công và theo dõi tiến độ chụp và trả hình cho khách. Ở bài này là quy mô nhỏ theo kiểu nhóm hoặc quy mô gia đình. Các bạn cần có 1, bảng viết lịch công tác chạy show, 1 bảng chấm công và và 1 file Exel để theo dõi và quản lý các thành viên.

Team Photography
Team Photography

Ở mục quản lý thì các bạn nên nêu rõ được các hạng mục như là Họ tên, ngày tháng, thể loại show, giá show trả cho thợ, Tùy vào công thức làm việc của team các bạn mà các bạn có thể trả lương cho thành viên như Lương cứng + % hoa hồng mỗi show, hoặc trả tiền mỗi show. Bạn Leader sẽ cân nhắc việc trả tiền công cho thành viên sau khi trừ các khoản chi phí như mặt bằng, chi phí quảng cáo… để làm sao vẫn có lời để tiếp tục đầu tư lớn hơn.

Ở tiền lương mỗi thế các bạn thợ tự làm cho mình 1 file các show, ngày tháng, tiền mỗi show như bạn thu quỹ để cuối tháng có thể đối chiếu nếu có chênh lệch, sai sót…

Về cách vận hành 1 Team làm việc hiệu quả thì đầu tiên là việc các thành viên phải tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau để có thể đi xa và bền vững hơn được. Mỗi mùa chụp ảnh đều có các thể loại riêng như mùa cưới, mùa kỷ yếu… nên thường sẽ có những lúc thừa thợ, lúc thiếu thợ trầm trọng, vì vậy các bạn lưu ý trùng lịch hoặc không có thợ, phải luôn có vài thợ nhà để dự phòng trường hợp freelance bất ngờ bỏ show hay quên show. Thợ dự phòng có thể là thợ photoshop, lúc thiếu thợ chụp cũng có thể cầm máy chiến đấu luôn.

Để khẳng định bản thân và với khách hàng các bạn là thợ ảnh cần có một số tác phong như: Chuyên nghiệp, đúng giờ, luôn vui vẻ là 3 yếu tố hàng đầu khi các bạn làm việc khách hàng, ngoài là làm việc tận tâm, không khó chịu khi khách hàng đòi hỏi thêm gì đó (Biết đâu lúc chụp xong khách hàng gửi thêm tiền hay bo thêm…) Quan trọng nhất vẫn là đúng giờ, thông thường các buổi chụp các bạn tới trước tầm 15-30 phút giờ hẹn để có thời gian nghỉ ngơi lúc đi xe hay tới trò chuyện, giao tiếp tương tác với khách và đặc biệt không lỡ các khoảnh khắc của khách hàng.

Tác phong trong nhiếp ảnh
Tác phong trong nhiếp ảnh

Trường hợp các bạn đi muộn lỡ mất khoảnh khắc của khách hàng như tổ chức tiệc đón bạn bè, khách mời lúc 11h mà 12h bạn mới tới được là qua bao nhiêu khoảnh khắc quan trọng trong đời người ta, lúc này bạn sẽ thấy tội lỗi nhường nào luôn, chưa kể tới muộn làm bạn bị rối, chụp ảnh không còn tự nhiên mà luôn có cảm giác vội và gấp gáp…

Có một vài kiến thức cơ bản dành cho các bạn mới tham gia để trở thành một thợ chụp ảnh để kiếm tiền nuôi đam mê nhưng chưa biết đam mê nhiếp ảnh thì bắt đầu từ đầu. Các bạn theo dõi bài viết Tất tần tật về nhiếp ảnh để tìm hiểu thêm nhé.

💥💥💥 TẠI SAO MUA MÁY ẢNH CŨ TẠI DUONGCUONG.COM =>XEM NGAY

(VUI LÒNG LIÊN HỆ TRƯỚC KHI TỚI)

NHẮN TIN VÀ THEO DÕI QUA FACEBOOK BÊN DƯỚI