Tất tần tật về nhiếp ảnh cho người mới từ bắt đầu đến ra nghề khởi nghiệp

642

Nhiếp ảnh cho người mới bắt đầu

Nhiếp ảnh là quá trình tạo ra tác phẩm nghệ thuật, tạo ra hình ảnh nhờ vào ánh sáng, có thể là ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo.

Bằng một thiết bị nào đó để lưu giữ lại khoảnh khắc mà bạn vô tình thấy được hay là chuẩn bị trước. Vật thể được ánh sáng phản chiếu thông qua phim nhạy sáng hay cảm biến máy ảnh, điện thoại…

Nhiếp ảnh không phân biệt thiết bị
Nhiếp ảnh không phân biệt thiết bị

Nhiếp ảnh giúp cho mọi người nhìn nhận và khám phá được thế giới xung quanh bạn cũng như nó ghi lại một phần của cuộc sống. Hầu như trong đời ai cũng đã từng một lần được chụp hình hoặc làm người chụp hình bằng máy ảnh, điện thoại… Hiện nay nhiếp ảnh còn được hỗ trợ thêm rất nhiều về phần chỉnh sửa hậu kỳ nên việc tạo ra một bức ảnh đẹp hơn khá là dễ dàng và lưu giữ khoảnh khắc một cách tuyệt vời hơn.

 

Thế kỷ 5 TCN

Triết gia Mặc Tử người Trung Quốc đã chú ý tới một hiện tượng thú vị: Khi ánh sáng đi vào phòng tối qua một lỗ nhỏ, nó phản chiếu một hình ảnh nghịch đảo trên bức tường đối diện.

Lịch sử nhiếp ảnh thế kỷ 5 TCN
Lịch sử nhiếp ảnh thế kỷ 5 TCN

Năm 1558

 Nhà khoa học Người Ý Giambattista della Porta gọi hiện tượng này là camera obscura, tiếng Latin nghĩa là “phòng tối”. Ông khuyến khích các nghệ sĩ lần theo hình ảnh được phản chiếu để vẽ chủ thể của nó một cách chính xác.

Buồng tối trong nhiếp ảnh
Buồng tối trong nhiếp ảnh

Năm 1568

Ông Danielo Barbaro đã sáng chế ra một chiếc máy ảnh có 1 thấu kính và một lỗ để có thể thay đổi đường kính để tăng độ nét của hình ảnh.

Hộp chụp ảnh
Hộp chụp ảnh

Máy ảnh có kích thước rất lớn, có thể thay đổi đường kính cho hình ảnh sắc nét
Máy ảnh có kích thước rất lớn, có thể thay đổi đường kính cho hình ảnh sắc nét

Năm 1826

Nicéphore Niépce người Pháp tạo ra bức ảnh đầu tiên với phòng tối và một chiếc đĩa bằng thiếc phủ nhựa đường. Bức ảnh chụp lại phong cảnh phía ngoài cửa sổ nhà ông.

Chiếc đĩa thiếc phủ nhựa đường
Chiếc đĩa thiếc phủ nhựa đường

Năm 1834

William Henry Fox, người Anh, cảm ứng giấy bằng cách sử dụng muối bạc và thu được những dấu vết, những “photogenic drawnings”. Thời gian phơi sáng : một cho đến nhiều phút.

Cảm ứng giấy sử dụng muối bạc
Cảm ứng giấy sử dụng muối bạc

Năm 1835

Talbot phát minh ra kỹ thuật calotype: một hình ảnh dương bản được tạo ra từ một âm bản.

Ảnh dương bản từ âm bản
Ảnh dương bản từ âm bản

Năm 1840

Trào lưu hâm mộ chân dung. Nhiếp ảnh cho phép giới thiệu hình ảnh của mỗi cá nhân mà trước đó chỉ dành cho những người giàu có với chân dung bằng hội họa. Xuất hiện những bức ảnh đầu tiên mang tính “miêu tả sự kiện”.

Ảnh chân dung cổ xưa
Ảnh chân dung cổ xưa

Năm 1850

Sự phát triển của nhiếp ảnh khỏa thân, dành cho các họa sỹ và những người khác. Thời điểm quan trọng : 1850-1870. Xuất hiện các cuốn sách giới thiệu các người mẫu với các kiểu tạo dáng theo kiểu cổ. Chúng khá gần với khỏa thân gợi tình, thậm chí kích dục của giới không chuyên.

Năm 1850

Nhiếp ảnh sự kiện cũng xuất hiện.

Năm 1855

Những ảnh phóng sự về chiến tranh Crimée không có người chết.

Năm 1859

Phát minh ra chiếu sáng bằng đèn ma-nhê.

Sáng tạo ra đèn Magie
Sáng tạo ra đèn Magie

Năm 1860

Thời gian phơi sáng vào chừng 1/50 giây.

Năm 1860

Trong khi từ 1860 đến 1880 mốt nhiếp ảnh các dân tộc (thiểu số…) phát triển mạnh thì ở Mỹ nhiếp ảnh công nghiệp phát triển do nhu cầu của các hãng.

Năm 1877

Nhiếp ảnh gia người Mĩ Eadweard Muybridge đã phát triển màn trập nhanh, cho phép ông chụp vật thể đang chuyển động. Chuỗi ảnh nổi tiếng nhất của ông ghi lại hình ảnh một con ngựa đang phi nước đại.

Chụp ảnh ngựa phi tốc độ nhanh 1877
Chụp ảnh ngựa phi tốc độ nhanh 1877

Năm 1884-1888

George Eastman, từng là thư kí của nhà băng New York, đã phát minh ra phim bằng cách phủ keo khô lên một loại giấy đặc biệt, thay thế cho đĩa tráng hóa học. Vào năm 1888, ông cho ra mắt loại phim Kodak khá dễ dùng, và loại phim Brownie giá 1 đô la vào năm 1901.

Film Kodak 1888
Film Kodak 1888

Năm 1907

Hiệu ứng ảnh màu chính thức ra đời nhờ anh em nhà Lumière, những người Pháp đã tạo ra ảnh động vào cuối những năm 1800. Bên dưới là bức ảnh màu đầu tiên trong lịch sử nhiếp ảnh, đặt nền móng cho những cải tiếng công nghệ màu sắc sau này.

Bức ảnh màu đầu tiên
Bức ảnh màu đầu tiên

25 tháng 7, 1917

Hãng máy ảnh Nikon thành lập tại Tokyo

Nikon thành lập năm 1917
Nikon thành lập năm 1917

Năm 1920

Bùng nổ ảnh báo chí, trước hết tại Đức, Nga và sau đó là Pháp, Anh, Mỹ. Các hãng ảnh đầu tiên xuất hiện.

Các hãng máy ảnh ra đời năm 1920
Các hãng máy ảnh ra đời năm 1920

Năm 1925

Những năm 1925 đến 1940, những nghệ sĩ siêu thực phát triển chủ đề gợi tình như một cuộc giải phóng. Giáo hoàng của họ là Breton. Số những nghệ sĩ về nhiếp ảnh không nhiều, trào lưu đó chủ yếu trong văn chương và Breton nắm giữ giáo lý.

Năm 1929

Chiếc Rolleiflex ra đời. Đây là một chiếc máy ảnh khổ 6×6 dùng phim cuộn, dễ thao tác hơn các tấm kính nhưng không thuận tiện khổ 24×36 của chiếc Leica, đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Chiếc máy Rolleiflex đem tới cho người phóng viên ảnh những bức hình có chất lượng cao hơn khổ 24×36. Kiểu khuôn ngắm (ngang bụng và lật ngược trái-phải) dù sao cũng không dễ dàng sử dụng bằng các máy khổ nhỏ.

Rolleiflex 1929
Rolleiflex 1929

Sự vươn dậy của báo ảnh, trước hết tại Đức, Nga, rồi đến Pháp, Anh và Mỹ, các hãng ảnh đầu tiên ra đời ngay từ

Năm 1932

Nikkor được công nhận là thương hiệu của ống kính camera

Ống kính Nikkor 1932
Ống kính Nikkor 1932

Năm 1933

Hãng máy ảnh canon thành lập

Hãng Canon thành lập năm 1933
Hãng Canon thành lập năm 1933

Năm 1933

Từ 1933 tới 1945, phát triển những nhiếp ảnh cực quyền Ý, Đức và Nga.

Năm 1934

Máy ảnh đầu tiên của Canon là Kwanon ra đời

Máy ảnh Kwanon 1934 ra đời - Máy ảnh đầu tiên của Canon
Máy ảnh Kwanon 1934 ra đời – Máy ảnh đầu tiên của Canon

Năm 1936

Cực thịnh của phóng sự chiến tranh.

Nhiếp ảnh sự kiện 1936
Nhiếp ảnh sự kiện 1936

Năm 1937

Land phát minh ra chiếc máy ảnh chụp lấy liền đầu tiên – máy ảnh Polaroid.

Máy ảnh chụp ảnh lấy liền đầu tiên
Máy ảnh chụp ảnh lấy liền đầu tiên

Năm 1945

Chiến thắng của nhiếp ảnh nhân đạo (hay xu hướng hiện thực lãng mạn). Chủ đề chính của dòng nhiếp ảnh này là con người (Cartier-Bresson). Tạo ra những biểu tượng ảnh, tất cả đều đẹp đẽ.

Năm 1959

Canon giới thiệu chiếc máy ảnh phản xạ ống kính đơn (SLR) đầu tiên tên là Canonflex

Canon Flex 1959
Canon Flex 1959

Năm 1966

John Szarkowski dựng lên cuộc triển lãm đầu tiên về lịch sử nhiếp ảnh (Bảo tàng Mỹ thuật hiện đại, New York)

Năm 1970

Máy ảnh Medium Format Mamiya RB67 đầu tiên ra đời

Format Mamiya RB67 máy ảnh Medium Format đầu tiên ra đời
Format Mamiya RB67 máy ảnh Medium Format đầu tiên ra đời

Năm 1973

Nhiếp ảnh thời trang tràn vào môi trường nghệ thuật.

Năm 1975

Steven Sasson, một kĩ sư tại Eastman Kodak, đã chế tạo ra chiếc máy ảnh kĩ thuật số đầu tiên, ghi lại hình ảnh đen trắng trên băng cassette và nặng hơn 3,5kg. Hơn cả một viên gạch!

Máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên
Máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên

Năm 1981

Sony ra mắt máy ảnh Sony Mavica (Magnetic Video Camera) là máy ảnh kĩ thuật số đầu tiên xuất hiện trên thị trường tiêu dùng và có hình dáng giống máy ảnh hiện nay.

Sony Macvi, máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên trên thị trường
Sony Macvi, máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên trên thị trường

Năm 1980 đến 2000

Nhiếp ảnh dần hòa nhập với Mỹ thuật, như là môt tác phẩm nghệ thuật, vượt ra khỏi một sự ghi lại thông thường.

Nhiếp ảnh được nhìn nhận bởi các cơ quan quản lý của nhà nước và nó trở thành một tác phẩm riêng biệt. Mục đích cuối cùng của bức ảnh không còn chỉ là bào chí và các cuốn sách.

Năm 1984

Canon giới thiệu Canon RC-701, một máy chụp ảnh điện tử Analogue

Máy ảnh Canon RC-701
Máy ảnh Canon RC-701

Năm 1987

Canon cải tiến công nghệ, ra mắt chiếc EOS 650, máy ảnh đầu tiên trên thế giới có hệ thống lấy nét tự động autofocus (AF) hoạt động với hệ thống điện tử.

Lịch sử máy ảnh canon
Lịch sử máy ảnh canon

Năm 1999

Nikon giới thiệu camera kĩ thuật số megapixel SLR chất lượng cao: Nikon D1

Máy ảnh Nikon D1
Máy ảnh Nikon D1

Năm 2006

Sony mua lại mảng máy ảnh Minotal của Konica và sử dụng ống kính ngàm A. Và 1 năm sau đó, năm 2007 Sony ra đời máy ảnh Sony A700

Máy ảnh DSLR sony A700
Máy ảnh DSLR sony A700

Tháng 5 năm 2010

Sony giới thiệu hai máy ảnh ống kính rời không gương lật Alpha NEX và hệ thống ngàm E

Sony nex 3 ra đời năm 2010
Sony nex 3 ra đời năm 2010

Năm 2011

Nikon ra máy ảnh Mirrorless đầu tiên là Nikon J1

Máy ảnh Nikon J1, máy ảnh mirorless đầu tiên của Nikon
Máy ảnh Nikon J1, máy ảnh mirorless đầu tiên của Nikon

Năm 2013

Sony ra mát máy ảnh Mirrorless FullFame đầu tiên của mình là Sony A7, A7R. A7S

Sony a7 Series ra đời, dòng máy ảnh Mirrorless FullFrame của Sony
Sony a7 Series ra đời, dòng máy ảnh Mirrorless FullFrame của Sony

Năm 2018

Nikon ra mắt máy ảnh Mirrorless Fullframe Cao cấp Z6 và Z7

Nikon Z6 và Nikon z7
Nikon Z6 và Nikon z7

Canon ra mắt máy ảnh Mirorless Fullframe đầu tiên: EOS R

  • Máy ảnh canon eos R, máy ảnh mirrorless cao cấp của Canon
    Máy ảnh canon eos R, máy ảnh mirrorless cao cấp của Canon

    Fédération Internationale de l’Art Photographyique, viết tắt là FIAP, là một tổ chức Nhiếp ảnh quốc tế. Hơn 85 hội nhiếp ảnh của các quốc gia tham gia và là thành viên, với gần một triệu nhiếp ảnh gia. FIAP được thành lập bởi M. Van de Wijer tại Bỉ vào năm 1946.

    Logo FIAP

      Logo FIAP

    Tổ chức Nhiếp ảnh Thế giới là một nền tảng toàn cầu cho các sáng kiến ​​nhiếp ảnh viết tắt là (WPO). WPO được thành lập vào năm 2007 sáng lập bởi CEO Scott Gray và liên quan đến người dân và các tổ chức khác từ hơn 180 quốc gia.

    WPO logo
    WPO logo
  • Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam thành lập ngày 8/12/1965 có tên tiếng anh là Vietnam Association of Photographic Artists, viết tắt là VAPA.

    vapa
    vapa
  •  Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh TPHCM là HOPA thành lập ngày 28 tháng 11 năm 1981.

HOPA

Với nhiếp ảnh, mỗi thể loại đều mang một ý nghĩa, mục đích khác nhau. Do đó việc xác định rõ các thể loại trong nhiếp ảnh là vấn đề rất cần thiết đối với những người quan tâm đến loại hình nghệ thuật này.

Ảnh Chân dung: Đây là thể loại ảnh được nhiều người theo nhất, là một trong những lĩnh vực chụp ảnh dịch vụ hot và là nghề nuôi sống của nhiều người. Ảnh chân dung gồm nhiều mảng nhỏ để diễn tả con người qua khuôn mặt, vóc dáng, tâm trạng hay tình cảm tư tưởng….Các thể loại nhỏ trong chân dung gồm ảnh Cưới, ảnh kỷ yếu, ảnh chụp gia đình, ảnh Nude…. Các lens thường sử dụng là các ống kính tele có khẩu độ lớn như 50F1.8, 85F1.8, 70-200F2.8 có hiệu ứng xóa phông nhằm nhấn mạnh chủ thể, ngoài ra còn có ảnh chân dung lấy cảnh không xóa mờ phông  như lens 16-35, 14-24… 

Ảnh chân dung
Ảnh chân dung

Ảnh phong cảnh: Ghi lại thiên nhiên, khung cảnh có thể có người trong ảnh hoặc không ( và người trong ảnh chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với khung hình). Ảnh phong cảnh rất được nhiều người ưa chuộng như chụp ảnh rừng núi, công viên, hoa lá hay chim chóc cảnh rừng núi, đồng lúa… Một bức ảnh phong cảnh đẹp ngoài nội dung thì phải có cái hồn của địa điểm, địa danh mà bạn chụp. Ngoài ra còn kết hợp bố cục, đường nét, ánh sáng và màu sắc… Các ống kính thường sử dụng là ống kính góc rộng như trên máy ảnh FullFrame có 16-35, 24-70, 14-24… Crop có 11-16, 10-18…

Ảnh phóng sự: Nhằm làm cho người xem hiểu được sự việc của vấn đề đang diễn ra, cảnh vui buồn, cuộc sống và sinh hoạt của một tập thể, hay một nơi nào đó…

Ảnh phóng sự
Ảnh phóng sự

Ảnh kiến trúc: Là ảnh chụp lại các kiểu kiến trúc của ngôi nhà, chùa chiền hay các trung tâm thương mại, đường phố… nhằm giới thiệu nét đẹp của những thiết kết của những kiến trúc đó cho người xem cảm thụ thẩm mỹ của kiến trúc đó.

Ảnh chụp kiến trúc nhà thờ Đức Bà
Ảnh chụp kiến trúc nhà thờ Đức Bà

Ảnh quảng cáo: Là bức hình được áp dụng nhiều yếu tố kỹ thuật  nhiếp ảnh để làm cho bức hình đẹp nhất nhằm giới thiệu, quảng bá cho người xem về một mặt hàng cần bán, cần giới thiệu như chụp ảnh thời trang, chụp ảnh món ăn hay chụp một đặc trưng, đặc sản của một địa danh nào đó…

Chụp ảnh quảng cáo thời trang túi xách
Chụp ảnh quảng cáo thời trang túi xách

Ảnh thể thao: Phản ánh nét riêng và hành động của các vận động viên đang thi đấu ở giai đoạn cao trào cảm xúc và những động tác phức tạp của các vận động viên…

Chụp ảnh thể thao
Chụp ảnh thể thao

Ảnh sân khấu: Phản ánh được các hoạt động của các diễn viên trong quá trình luyện tập cũng như trong lúc biểu diễn. Ảnh sân khấu đòi hỏi phải thể hiện được nội dung tư tưởng của các vỡ diễn nên cần bắt những khoảnh khắc đẹp và cảm xúc nhất.

Chụp ảnh sân khấu
Chụp ảnh sân khấu

Ảnh tĩnh vật: Miêu tả đồ vật trang trí, các đồ vật có ý nghĩa gắn bó với con người. Ảnh tĩnh vật đòi hỏi cao về bố cục để có bức hình đẹp nhất. Có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo khi chụp ảnh tĩnh vật.

Chụp ảnh tĩnh vật
Chụp ảnh tĩnh vật

Ảnh báo chí: Là ảnh mang tính thời sự cao, có tính nội dung tư tưởng rõ ràng, đặc biệt ảnh này không được chỉnh sửa làm thay đổi tính chất của hình. Có 5 thể loại ảnh báo chí hiện nay là: Ảnh tin (Được sử dụng phổ biến), Ảnh tường, Ảnh bình luận, Ảnh tài liệu, Ảnh ký sự

Ảnh báo chí tuyên truyền bảo vệ môi trường
Ảnh báo chí tuyên truyền bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

4a, Các hãng máy ảnh nổi tiếng hiện nay

  • Canon của nhật
  • Nikon của Nhật
  • Sony của Nhật
  • Fujifilm của Nhật
  • Panasonic Lumix của Nhật
  • Pentax của Nhật
  • Kodak của Mỹ
  • Leica của Đức
  • Olympus của Nhật
Logo các hãng máy ảnh
Logo các hãng máy ảnh

4b, Các hãng ống kính máy ảnh nổi tiếng

Ngoài các ống kính chính hãng nổi tiếng do hãng tự sản xuất cho mình như Canon, Nikon, Sony, Fujifilm, Pentax, Panasonic…. thì ngoài ra vẫn còn một số hãng ống kính nổi tiếng chuyên sản xuất cho các hãng trên như:

  • Sigma: Nổi tiếng 85F.14 Art, 35F1.4 Art, 24-35F2 Art, 17-50F2.8…
  • Tamron Nổi tiếng 35F1.4, 85F1.8
  • Tokina nổi tiếng 16-28F2.8, 11-16F2.8…
  • Laowa nổi tiếng 24F1.4, 12F2.8, 10-18F4.5-5.6…
  • Leica nổi tiếng 12-60F2.8-4, 25F1.4…

     

  • Voigtlander nổi tiếng 40F1.4, 50f1.1, 10f5.6, 21f3.5…

  • Samyang – Rokinon nổi tiếng 85F1.4, 12F2, 35F1.4…
  • Yongnuo nổi tiếng 50F1.8, 35f2, 100f2, 85f1.8…
  • Carl Zeiss : Chỉ có AF trên Máy ảnh Sony, còn các hãng khác MF nổi tiếng với 85f1.4, 28F1.4, 21F1.4, 55f1.4…
  • Ngoài ra các dòng lens máy phim liên xô như lens ngàm M42 các bạn nên tìm hiểu và dùng thử như pentacon 135F2.8, helios 85f1.8, Minolta 50F1.7,…

 4c, Các hãng đèn Flash máy ảnh nổi tiếng

Ngoài các lens chính hãng do hãng đó tự sản xuất ra như Canon sản xuất Flash Canon, Nikon sản xuất Flash Nikon thì vẫn có một số hãng thứ 3 sản xuất flash nổi tiếng như:

  • Yongnuo
  • Godox
  • Nissin
  • Mekie
  • Shanny
  • Viltrox
  • Phottix
Đèn flash rời
Đèn flash rời

4d, Các hãng pin Flash nên mua

(Lưu ý: pin sạc Flash là pin AA to bằng pin con thỏ, còn Pin AAA là pin nhỏ hay gọi là pin đũa).

  • Eneloop ( Trước đây của Sanyo đã bán lại mảng pin cho Panasonic).
  • Camelion
  • Xiaomi
  • Pin Sony (CycleEnergy màu xanh lá cây 2100mAh là pin tốt, màu vàng dung lượng 4600mAh là pin tàu giá cực rẻ).
Các loại pin sạc tốt nhất hiện nay
Các loại pin sạc tốt nhất hiện nay

Riêng pin sạc AA Sony loại CycleEnergy loại 2100mAh màu xanh lá cây giá tầm 300K 4 viên là thật còn loại màu cam vàng 4600mAh giá chỉ 60-700K là pin để bán đầy trên các trang thương mai điện tử…

Pin sạc Sony thật và giả
Pin sạc Sony thật và giả

 4e, Các hãng thẻ nhớ máy ảnh nên mua

Thẻ SD/ CF tốc độ ghi càng cao càng tốt, lưu ý thẻ nhớ cho điện thoại là Micro SD, Thẻ nhớ hết sức quan trọng về dữ liệu nên đừng mua các hãng không tên tuổi và rẻ kẻo mua trúng hàng nhái.

  • Sandisk
  • Toshiba
  • Samsung
  • Lexar
  • Transcend
  • Sony
Các loại thẻ nhớ SD cho máy ảnh
Các loại thẻ nhớ SD cho máy ảnh

4f, Máy ảnh kỹ thuật số ống kính rời  ( DSLR/ MIRRORLESS)


Máy ảnh DLSR là máy ảnh được nhiều hãng đầu tư và phát triển như Canon, Nikon, Sony. Trong đó mỗi hãng đều có các phân khúc khác nhau cho người dùng từ máy cho người tập chơi đến các dòng cao cấp

* Dòng Cho người tập chơi

  • Canon có 700D, 750D, EOS M10…
  • Nikon có D5300, D5200…
  • Sony có Nex 5, Nex 6, A57, A58…
Máy ảnh canon 750D
Máy ảnh canon 750D

* Dòng trung cấp

  • Canon có 70D, 80D, 7D mark II, 6D…
  • Nikon có D7100, D7200, D610…
  • Sony có A6300, A6500, A77 Mark II…
Máy ảnh Nikon D7200
Máy ảnh Nikon D7200

* Dòng cao cấp

  • Canon có 5D Mark III, 5D mark IV, 5DsR, 1Dx Mark II…
  • Nikon có D810, D850, D4S, D5…
  • Sony có A7R III, A7R IV, A9…
Máy ảnh sony A7R3
Máy ảnh sony A7R3

4g, Máy ảnh SLR (Máy film)

Máy film dùng cuộn phim để lưu mọi thông tin hình ảnh vào đó, muốn lấy ảnh các bạn ra các tiệm rửa ảnh, các ống kính cũng tương tự các dòng máy DSLR tuy nhiên đa phần là lens MF (Manual Focus), nếu có AF ( Auto Focus) thì cũng chậm hơn các dòng máy ảnh DSLR hiện nay, và màu cũng thiên về phong cảnh trầm, vintage cổ điển nên đến giờ vẫn rất nhiều người ưu chuộng. Đây là thú chơi ảnh có thứ vui riêng nên dạo này khá hot trở lại với các bạn trẻ…

Máy ảnh sử dụng film
Máy ảnh sử dụng film

4h, Tìm hiểu về ống kính máy ảnh ( Lens)

 Về ống kính thì rất đa dạng, và sau đây mình xin tóm tắt các thuật ngữ liên quan đến ống kính mà các bạn sẽ thường thấy khi vào nhiếp ảnh.
( Các tiêu cự tính trên máy ảnh FullFrame chuẩn máy film 35mm)

Các loại ống kính máy ảnh
Các loại ống kính máy ảnh
  • Lens góc rộng (Wide) thường có tiêu cự dưới 35mm như 16-35, 14-24, 16mm…
Ống kính góc rộng
Ống kính góc rộng
  • Lens Tiêu chuẩn (Normal) thường là lens 35mm và 50mm
    • Lens 35mm và 50mm
    • Lens 35mm và 50mm
  • Lens tiêu cự dài (Tele) thường tiêu cự trên 50mm như lens 85F1.8, 135F2…
  • Lens 85mm 100mm và 135mm

      Lens 85mm 100mm và 135mm
  • Lens có thể thay đổi được tiêu cự (Zoom) ví dụ 70-200, 18-55, 24-70…

    Lens zoom
    Lens zoom
  • Lens tiêu cự cố định (Fix hay Prime), không zoom được, chỉ zoom bằng chân ví dụ như 50mm, 85mm, 35mm, 135mm…
    Lens Prime tiêu cự cố định

      Lens Prime tiêu cự cố định
  • Lens mắt cá (Fisheye) thường là kính có kính lồi và tiêu cự rất ngắn như 8mm…
Lens fisheye mắt cá
Lens fisheye mắt cá
  • Lens Macro: Lens chụp vật thể ở khoảng cách rất ngắn và chụp vật nhỏ bé khi lên hình rất to lớn ví dụ 105F2.8 Macro…
Lens canon 100L macro
Lens canon 100L macro
  • Lens động vật, thể thao ( Super tele) lens tiêu cự rất dài ví dụ 300F2.8, 400F5.6, 150-600…
    Lens canon 400F2.8

      Lens canon 400F2.8
  • Lens đa dụng: thường nói đến lens zoom mà có chứ các tiêu cự cần thiết cho mục đích sử dụng, ví dụ 24-70F2.8 là lens đa dụng trên fullframe và 16-50F2.8 là đa dụng trên máy Crop. Tùy vào mục đích sử dụng như nếu phong cảnh nhiều thì cần lens đa dụng góc rộng có 16-35, đa dụng mọi thể loại ( từ nhà đến trường) có 18-270F3.5-6.3, đa dụng thể thao có 100-400F4…
Lens đa đung tamron 18-270
Lens đa đung tamron 18-270

4h, Máy ảnh Compact

 Các hãng máy ảnh Compac được sử dụng nhiều hiện nay là Sony, Canon, Nikon, Fujifilm, Samsung, Casio… các máy ảnh này đa phần cảm biến nhỏ và có thể Zoom 5-15X, chất lượng hình ảnh tạm chấp nhận, riêng Các dòng máy ảnh Compact cao cấp như Sony RX thì có thể là ngoại lệ…

Máy ảnh compact
Máy ảnh compact

 4i, Smartphone

Hiện nay các hãng máy ảnh hãng nào cũng tung ra các dòng điện thoại cao cấp và các hãng luôn cạnh tranh nhau về khoản camera rất gay gắt vì thế nó luôn được nâng cấp và cải tiến để khỏi bị đối thủ vượt mặt… Các hãng điện thoại có camera chụp ảnh đẹp như Samsung, Iphone, LG, Sony, Xiaomi, Huawei, Oppo, Nokia… và hầu như các hãng máy ảnh Android đều cho phép chụp ảnh phơi sáng nên rất tuyệt vời.

Camera trên smartphone
Camera trên smartphone

4j, Flycam (Drone)

 Các hãng sản xuất thiết bị không người lái hiện nay hình ảnh ngày càng tuyệt vời không thuê kém gì các máy ảnh gắn lens góc rộng và có hỗ trợ file Raw. Hãng đang hot nhất hiện nay ở Việt Nam có lẽ phải kể đến là DJI gồm Mavic pro và Mavic Pro2,  Phantom 4 và Phantom 4 pro…

Camera mavic 2 pro
Camera mavic 2 pro

 4k, Camera hành trình

 Các Camera hành trình ngoài quay video ra cũng chụp những bức ảnh góc rộng rất đẹp và màu sắc trong trẻo chất lượng tốt và nổi tiếng các hãng như Gopro gồm Gopro 7, Sony là Actioncam, Genius, Eyeclon…

Camera hành trình gopro hero 7
Camera hành trình gopro hero 7

4l, Nơi lưu ảnh sau khi chụp

  • Lưu bởi phần cứng: Đa phần người dùng sử dụng ổ cứng di động gắn ngoài các hãng như WD, Sandisk, Apacer… và ổ cứng SSD, HDD trên laptop, PC dung lượng hàng TB …
Ổ cứng di động gắn ngoài
Ổ cứng di động gắn ngoài

Lưu Online các bạn có thể nghiên cứu các website như Google Drive, Microsoft Drive, Flickr, Google Photos, 500Px, Dropbox, smugmug…

Lưu giữ ảnh online
Lưu giữ ảnh online

Đối với các bạn mua máy ảnh mới, bạn sẽ được nhiều trải nghiệm chuẩn xác nhất về một chiếc máy ảnh mà bạn cầm trên tay và cũng chính bạn là người hiểu chiếc máy nhất vì bạn mua nó lúc còn mới 100%. Điều này là một cách để giúp bạn biết được là chiếc máy này có đang hoạt động ổn hay đang có vấn đề gì đó, nếu khi nào máy bị lỗi lúc đó bạn đem đi bảo hành và sửa chữa miễn phí. Tuy vậy đó là đối với những người có điều kiện hay có thể là họ sợ mua máy đã qua sử dụng sẽ không yên tâm nên mua máy mới để có cảm giác an toàn hơn. Và nếu bạn không có điều kiện để mua máy mới hay, bạn đang có 20 triệu bạn cần mua một máy ảnh ngon, mà bạn đang thích dòng cao cấp, mua mới thì không đủ tiền thì có thể bạn lựa chọn chiếc máy Canon 5D mark 2 cũ thay vì Canon 700D mới 100%. Vì sao lại như vậy, bạn hãy hỏi những người có kinh nghiệm sẽ hiểu, phân khúc nó cao hơn nhiều, giống như bạn đang tính mua xe và phân vân giữa xe SH hay AirBlade cũ và 1 chiếc Wave mới vậy á.

Bình thường thì việc mua hàng công nghệ đã qua sử dụng ít nhất là một đời chủ thì nhiều hay ít thì nó đều có những ưu và nhược điểm riêng, nên chúng ta cũng phải có chút phải đắn đo và cân nhắc thật kỹ trước khi mua một mặt hàng công nghệ cũ. Tuy nhiên đối với máy ảnh DSLR thì có thể khác, có nhiều chuyên gia cho rằng bạn nên mua máy ảnh và ống kính cũ đã qua sử dụng thay vì phải mua hàng mới . Và vì sao lại có nhiều ý kiến như vậy ?? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu các lý do tại sao lại để có nhận định này nhé.

Có nên mua máy ảnh cũ
Có nên mua máy ảnh cũ

5a. Máy ảnh DSLR có tuổi thọ rất lâu.

Khi nói đến các thiết bị đã qua sử dụng thì khi nhắc tới cụm từ “máy ảnh second hand” hay ” đã sử dụng…”, thì có thể bạn gần như ngay lập tức sẽ đặt ra các câu hỏi xoay quanh vấn đề về chất lượng, nơi xuất xứ và độ tin cậy và tuổi thọ của nguồn hàng…. Có thể đối với nhiều món đồ giá rẻ thì nó có thể đúng nếu những máy này được rao bán ở những người, những nơi không uy tín.
Và đối với máy ảnh hiện nay, thông thường khi xác định tuổi thọ của máy ảnh thì người ta xác định dựa vào số lần màn trập đóng lại hay gọi là các tấm hình đã chụp. Tuy thế đối với nhiều người máy ảnh là cả gia tài của họ, nên nhiều khi đã chụp tới 5000-10000 tấm hình mà máy còn rất mới và chất lượng rất tốt.
Máy ảnh có tổi đời rất lâu (Thường tính bằng số lần chụp) Cụ thể:
Đối với máy ảnh DSLR entry-level cho người mới tập chụp thường có tuổi thọ vào khoảng 50,000 shoot chụp.

  • Đối với máy ảnh DSLR dòng bán chuyên thường có tuổi thọ trong khoảng 100,000 shoot chụp.
  • Riêng máy ảnh DSLR dòng chuyên nghiệp ví dụ như Canon 5D mark3 thì sẽ có tuổi thọ ở khoảng 200,000 shoot chụp.
    Mình lấy ví dụ về độ bền của máy như sau: Trung bình một ngày bạn chụp khoàng 10 bức hình mỗi ngày, liên tục các ngày trong năm không nghỉ ngày nào.Thì như vậy, tính ra mỗi năm bạn chụp được 3,650 bức hình , suy ra bạn phải mất khoảng 13 năm để đạt tới số shoot ngưỡng tối đa của một chiếc máy ảnh DSLR entry-level dòng cơ bản. Suy ra các máy cao cấp sẽ có tuổi thọ có thể lên đến 50 năm nếu không tính yếu tố rơi vỡ hay ngoại lực, chất lượng ảnh không phụ thuộc vào độ mới hay độ hao mòn của ngoại hình bên ngoài chiếc máy…
Check shoot máy ảnh
Check shoot máy ảnh

5b. Mua máy ảnh đã qua sử dụng bạn sẽ tiết kiệm khá nhiều tiền.

Vì mỗi năm các hãng máy ảnh thường cho ra các dòng máy ảnh mới ở nhiều phân khúc khác nhau, nên dù cho máy ảnh có tuổi thọ cao đến bao nhiêu thì theo năm tháng giá cũng sẽ giảm để các thế hệ mới ra đời. Điều này nghĩa là khi bạn mua một chiếc máy của thế hệ máy ảnh cũ, thì giá nó sẽ luôn rẻ hơn lúc mới ra mắt và rẻ hơn so với máy mới ở thời điểm hiện tại còn tồn hàng so với mẫu đó. Các bạn nên nhớ là đối với máy ảnh DSLR thì ngoài thân máy ra thì việc mua lens cho máy rất là quan trọng, đối với nhiều người sử dụng máy lâu năm, họ thường hay phân vân Nên nâng cấp thân máy hay mua lens mới. Vì bạn biết đấy, bức hình đẹp phụ thuộc vào ống kính( lens) rất nhiều.

Tiết kiệm tiền từ việc mua máy ảnh cũ
Tiết kiệm tiền từ việc mua máy ảnh cũ

5c. Giá cả các mẫu máy ảnh vừa bán ra sẽ có giá cao và không ổn định.

Vẫn biết khi mua máy ảnh cũ sẽ có nhiều điều bất lợi , nhưng đồng thời cũng sẽ không có nhiều điểm lợi nếu như bạn mua một dòng sản phẩm mới vừa ra mắt. Hầu như các dòng máy ảnh DSLR khi vừa mới ra mắt sẽ mang đến nhiều sự cải thiện và một vài tính năng mới dù nhiều hay ít, ví dụ như nâng cấp ống kính cho máy, khẩu độ của lens, thay đổi thuật toán cân bằng trắng, hay có thể là giao diện , hay chức năng cảm ứng, wifi…. nhưng nhìn chung nó sẽ không thực sự xứng đáng so với số tiền mà bạn phải bỏ ra để sở hữu nó.

5d. Ngoại hình không ảnh hưởng tới chất lượng ảnh chụp

  • Chất lượng ảnh không phụ thuộc vào ngoại hình có xấu hay hao mòn
    Chất lượng ảnh không phụ thuộc vào ngoại hình có xấu hay hao mòn

    Có nhiều người khi nhìn thấy vẻ bên ngoài bị bong cao su, chữ bị phai, bong tróc một vài vị trí và trông kém hơn so với chiếc máy ảnh DSLR mới, khi nhìn chúng bóng bẩy và bắt mắt hơn, và thậm chí nó có thể còn thơm mùi nhựa mới khi sử dụng.
    Tuy vậy tất cả các yếu tố này có thể sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng hình ảnh chụp ra – điều mà đa số các nhiếp ảnh gia dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp luôn đặt lên hàng đầu. Và khi mua máy ảnh đã qua sử dụng bạn lưu ý một số đặc điểm sau để chọn và mua máy ảnh đã qua sử dụng nhé :

  • Test máy ảnh cũ
    Test máy ảnh cũ

     

  • Ống kính (lens) không bị xước, nấm ở kính, rễ tre hay nứt vỡ..
  • Body máy ảnh không bị nấm hay bị dán keo .
  • Các nút bấm đàn hồi tốt, không bị kẹt.
  • Các cổng kết nối còn sử dụng tốt, không bị gỉ hay méo.
  • Phần tiếp xúc giữa body và lens tốt không bị lỏng lẻo hay hở.

Theo kinh nghiệm của mình thời gian dài nhiếp ảnh vừa qua thì mình sẽ có một vài kinh nghiệm để chia sẻ cho các bạn một vài mẹo như sau:

  • Nếu các bạn học nhiếp ảnh theo phong cách truyền thống không sử dụng phần mềm chỉnh sửa

Đối với những bạn đi theo hướng này thì thường các bạn sẽ thiên về chụp ảnh phong cảnh, đời sống, côn trùng và có chân dung trong đó… Việc đầu tiên học thì chắc chắn bạn phải mua máy rồi, Nếu các bạn tính theo con đường này lâu dài thì mình khuyên nên mua một cái máy ổn chút xíu dòng FullFrame luôn để sau này đỡ phải nâng cấp nhiều, hoặc nếu chưa có tiền hay chỉ chơi cho vui lâu lâu thì các bạn có thể tìm hiểu các dòng entry cho người tập chơi như Canon có 750D hay EOS M10 có wifi màn hình xoay lật các kiểu tận dụng kết nối rất hay.

Chụp ảnh phong cảnh
Chụp ảnh phong cảnh

Khi học nhiếp ảnh theo phong cách thì đòi hỏi các bạn phải đi chụp nhiều và học hỏi nhiều, cái đầu tiên các bạn học không phải các thông số mà là góc chụp, bố cục để có một khung hình đẹp và ổn định nhất, sau đó mới học đến các thông số cơ bản như khẩu độ, tiêu cự, ISO, tốc độ màn trập… Sau khi nắm vững được các yếu tố cơ bản thì các bạn phải vận dụng đi tác nghiệp nhiều mới lên tay được, chứ không phải cứ ngồi ở nhà nói lý thuyết không là chụp ảnh đẹp được. Sau khi nắm vững được các yếu tố đó các bạn xác định cho mình một thể loại ảnh mình yêu thích nhất và tập trung vào đó để phát huy tối đa thời gian, tâm tư, tâm huyết vào nó để có những tấm ảnh để đời. Các bạn có thể tự học hoặc đi offline gặp gỡ các bạn có kinh nghiệm để được hướng dẫn chỉ bảo, lưu ý là các bạn có thể tham khảo các ý tưởng của các bạn nhiếp ảnh khác như đừng nhái lại…

  • Chụp ảnh đời sống cuộc sống quanh bạn thường ngày
    Chụp ảnh đời sống cuộc sống quanh bạn thường ngày

    Nếu các bạn học nhiếp ảnh để làm dịch vụ chụp ảnh kiếm tiền

Nếu các bạn theo con đường này thì mình khuyên các bạn nên học chỉnh sửa ảnh trước, dùng Camera Raw hoặc Lightroom để chỉnh ảnh, các bạn có thể xin stock của các bạn đi chụp hình nhiều hay lên mạng tìm các bài chia sẻ ảnh mẫu Stock về để chỉnh sửa.

Chụp, chỉnh sửa và thiết kế ảnh cưới
Chụp, chỉnh sửa và thiết kế ảnh cưới

Chụp ảnh chân dung, kỷ yếu theo concept
Chụp ảnh chân dung, kỷ yếu theo concept

Khi chỉnh sửa thì bạn sẽ dễ cảm nhận được màu sắc, bố cục ảnh cũng như các thông số chụp tham khảo, kiểu đo sáng… Và sau này khi học chụp các bạn sẽ học chụp rất nhanh, Khi các bạn chỉnh sửa ảnh nhiều các bạn sẽ có các thói về hình ảnh cũng như sự khắt khe của mình vào những tấm ảnh của mình.

Chụp ảnh kỷ yếu
Chụp ảnh kỷ yếu

Chụp và chỉnh sửa ảnh kỷ yếu
Chụp và chỉnh sửa ảnh kỷ yếu

Và khi bước vào học cầm máy ảnh thì các bạn sẽ có được con mắt nhìn về bố cục, góc chụp và cách phối màu, bố cục màu sắc rất tốt. Và việc của bạn chỉ cần nắm các thông số của máy và kết hợp các thông số đó để ra một bức ảnh theo phong cách riêng của mình. Các bạn có thể học hỏi và tham khảo các ý tưởng của mọi người xung quanh hay trên  các tạp chí nước ngoài nổi tiếng về nhiếp ảnh để áp dụng cho những bức ảnh của mình. Nhớ là tham khảo chứ đừng copy nhé.

Còn tiếp sau đó việc nâng cao tay nghề phải phụ thuộc vào bạn, có thể tự học, giao lưu offline hay học ở đâu đó tùy vào các bạn, đó là các hướng đi mình định hướng cho các bạn, Các mảng chụp ảnh dịch vụ hot hiện nay là chụp ảnh chân dung, chụp ảnh cưới, ảnh kỷ yếu, ảnh thời trang, ảnh sản phẩm như đồ ăn, giày dép….

Các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh hiện nay rất nhiều hãng giới thiệu, trong đó ở mỗi phiên bản dùng cho Laptop hay Mobile đều có ưu nhược và thế mạnh riêng.

  • Trên PC/ Laptop

Trên PC/ Laptop có các phần mềm nổi tiếng như Photoshop gồm plugin Camera raw, Lightroom, Nikon có NX-D, Canon có Canon Digital Photo Professional, Nik Color, Capture One,…. Mình dùng và đánh giá cao nhất là Camera Raw và Lightroom.

Các phần mềm chỉnh sửa ảnh trên PC/ Laptop

    Các phần mềm chỉnh sửa ảnh trên PC/ Laptop

 

  • Trên Mobile

Trên điện thoại di động hiện đang hot các App sau: Lightroom Mobile, Snapseed, PicsArt, VSCO, Foodie, Analog film, Enlight quickshot… Mình dùng và đánh giá cao nhất Lightroom Mobile và Snapseed.

App chỉnh màu trên điện thoại di động smartphone
App chỉnh màu trên điện thoại di động smartphone

Nhiếp ảnh là một môn nghệ thuật, cũng giống như âm nhạc mỗi nhạc sĩ đều có phong cách sáng tác riêng, mỗi ca sĩ đều hát, trình bày thể loại yêu thích theo phong cách riêng của mình và giọng hát khác nhau cũng như các điểm khác biệt về ăn mặc, lối sống…

Phong cách trong nhiếp ảnh - Phong cách bụi của Admin Aphoto
Phong cách trong nhiếp ảnh – Phong cách bụi của Admin Aphoto

Phong cách ảnh đường phố, nghệ thuật thị giác của bạn David Collins - Thành viên của Groups Aphoto
Phong cách ảnh đường phố, nghệ thuật thị giác của bạn David Collins – Thành viên của Groups Aphoto

Nhiếp ảnh cũng vậy, mỗi một người đều có một phong cách nhiếp ảnh riêng, từ ngoại hình của bản thân họ cũng như phong cách các bức hình của họ. Ngoài cách ăn mặc có gì đó có phong cách riêng, có người quần đùi dép lào, người thì tóc màu này kia các kiểu thì phong cách chụp hình thì các bạn nên định hình cho mình một phong cách gì đó, có thể là thể loại gì đó như chụp ảnh chân dung, chụp đường phố, chụp bằng flycam, chụp ảnh cưới, chụp sản phẩm, chụp thể thao… hoặc chụp theo phong cách chụp như chụp kiểu đơn giản, chụp theo địa điểm, hoặc phong cách chỉnh màu độc lạ theo cách nhìn cá nhân như chỉnh ảnh màu châu âu, màu film, màu trong trẻo, đen trắng hay phong cách bố cục màu sắc…

Phong cảnh ảnh đời thường ghi lại cuộc sống khó khăn của các nghề mưu sinh
Phong cảnh ảnh đời thường ghi lại cuộc sống khó khăn của các nghề mưu sinh

Dĩ nhiên là phong cách này được nhiều người biết và công nhận, khi mọi người góp ý nên lắng nghe có thể tiếp thu hay không thì tùy bạn, khi đến mức nhìn hình biết ai chụp thì lúc đó bạn đã nổi tiếng chứ đừng tự cho mình riêng biệt mà mọi người góp ý lại khó chịu…

Ý tưởng về nhiếp ảnh thì vô vàn, cái khó là bạn có thể chọn lọc và làm cho nó đẹp và hoàn thiện hơn hay là không mà thôi. Các bạn không nên nhái 100% các ý tưởng của người khác mà nên học hỏi một phần nào đó. Ý tưởng có thể bạn có sẵn, tự nghĩ ra hoặc bạn có thể tham khảo bạn bè, đồng nghiệp, ngoài xã hội hay trên Internet với các nguồn nổi tiếng như Pinterest, Facebook, Instagram, Twitter hay các tạp chí nhiếp ảnh nổi tiếng trên thế giới.

Ý tưởng chụp ảnh với khung hình
Ý tưởng chụp ảnh với khung hình

Các ý tường đa phần là các góc chụp, hậu trường tạo ra ảnh, các phụ kiện hỗ trợ chụp ảnh, trang phục, hay một cái gì đó ngẫu nhiên ngoài đời sống như kiểu chụp concept chụp 1 người nhiều kiểu tạo dáng trên 1 bức ảnh, cô dâu cầm bong bóng bay có ghế dưới chân và dùng photoshop xóa đi, mẹo chụp ảnh bằng các phụ kiện…

Ý tưởng chụp và sử dụng Kỹ thuật photoshop để xóa vật thể thừa
Ý tưởng chụp và sử dụng Kỹ thuật photoshop để xóa vật thể thừa

Ý tưởng chụp ảnh có sử dụng photoshop chỉnh sửa
Ý tưởng chụp ảnh có sử dụng photoshop chỉnh sửa

Đa phần trong cuộc sống này ai cũng có cái tôi của riêng mình, dĩ nhiên nó không xấu nhưng phải để cho nó ở một mức độ nào đó. Cái tôi thể hiện cái riêng của bản thân mình. Tuy nhiên đôi lúc bạn cần phải bỏ nó đi để lắng nghe, để học hỏi và để tiếp thu. Đừng bao giờ mình là gì đó nên mình sẽ chẳng bao giờ phải nghe ai nhận xét hay góp ý. Có cầu núi cao còn có núi cao. Ở những người làm nhiếp ảnh mình hay gặp rất nhiều người luôn nghĩ mình là nhất cứ thấy ai làm cùng nghề mình là cảm thấy không vui kiểu so sánh, soi mói hay không vui vẻ gì. Cái này mình gặp nhiều là lúc mình đi có tiếp xúc với mấy anh thợ đều chơi chung với mình hết. Nói dễ hiểu là anh A và anh B, có 1 cô khách trước đây đã chụp anh B rồi, lần này đặt lịch lại anh B nhưng anh ấy bận, vì thế cô gái này đặt lịch chụp với anh A. Và khi đi chụp ảnh thì cô gái đưa cho anh A xem ít hình anh B đã từng chụp cho cô, thì anh A luôn soi hình lỗi chỗ này chỗ kia rồi chê các kiểu. Hay có 1 cô mẫu hay chụp với team anh C, và một hôm qua chụp với team D thì team C cảm thấy khó chịu với team D kia. Chốt lại vấn đề là Trong cùng 1 nghề thì biết có cái tôi để thể hiện phong cách riêng tuy nhiên thay vì ganh ghét nhau thì cùng nói chuyện giao lưu học hỏi lẫn nhau, có thể anh này giỏi chuyên môn 20 năm kinh nghiệm và hậu kỳ chỉnh sửa ảnh hạn chế nhưng anh kia mới chụp 1 năm nhưng kinh nghiệm quảng cáo và khách nườm nượp và áp dụng kỹ thuật nhiều và chỉnh sửa ảnh đẹp hơn. Và đôi khi anh A show nhiều quá chạy không kịp và anh kia giỏi mà ế show thì đẩy show qua cùng nhau chạy cùng kiếm tiền chứ không có gì khó khăn với nhau cả. Vì thế, đôi khi bạn nên dẹp cái tôi của mình sang một bên để cuộc sống mình tốt đẹp hơn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cái tôi thứ 2 liên quan đến phần ý tưởng ở điều 9 mà mình vừa nên ra. Một nhà phê bình người Mỹ trong khi xem một buổi triển lãm ảnh chân dung các bà mẹ Việt Nam, sau đó đã nhận định: Ảnh của các bạn đẹp về hình thức, tuy nhiên xem xong tôi có cảm giác rằng các bạn có một bà mẹ chung và chia đều cho tất cả các bà mẹ. Ngược lại ở đất nước của chúng tôi, có rất nhiều bà mẹ khác nhau và đã làm lên chân dung một bà mẹ. Thực sự như vậy để mình lấy ví dụ minh họa cho các bạn. Chắc các bạn đã biết trong giờ gian gần đây có nhiều ảnh hậu trường do người dân địa phương hay một trong nhiều thành viên của một nhóm cung cấp thường đi chụp ảnh phong cảnh mùa lúa chín ở tây bắc. Có 1 khung cảnh cánh đồng lúa cùng 1 góc thôi mà có đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tay máy thay nhau bấm máy lia lịa. Hay các buổi Offline chụp cho người mẫu cũng vậy, có vài mẫu thôi mà số lượng nhiếp lên đến hàng chục người. Nếu chỉ là chụp giao lưu kỷ niệm hay gì đó thì bình thường. Tuy nhiên nếu đem đi thi ảnh hay làm mục đích gì khác thì không biết phải đánh giá thế nào luôn nếu nhiều thành viên cùng gửi các ảnh đó vào một cuộc thi. Tuy nhiên cũng có nhiều nhiếp ảnh gia thể hiện được cái tôi riêng cũng như có 1 phong cách nhiếp ảnh riêng mà ai cũng công nhận và ít ai làm được.

Chân dung NAG Thái Phiên - nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng với nghệ thuật chụp ảnh khỏa thân với phong cách riêng
Chân dung NAG Thái Phiên – nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng với nghệ thuật chụp ảnh khỏa thân với phong cách riêng

Hiểu được bản chất của cái tôi trong nhiếp ảnh là việc không hề đơn giản, để có được cái tôi trong nhiếp ảnh lại càng khó hơn rất nhiều. Cái tôi ở đây không phải là cái tôi cá nhân, cái bảo thủ của bản thân, mà đó là cá tính, tâm hồn, cũng như là  tài năng và bản lĩnh riêng của mỗi người cầm máy ảnh. Muốn có được cái tôi, trước hết bạn phải có chính kiến riêng, có bản lĩnh, kiến thức chuyên môn và phương pháp tiếp cận riêng về cuộc sống. Không phải là là một kẻ a dua, hùa theo người khác, càng không phải là một người chỉ đi sao chép lại thực tế trần trụi. Thể hiện cái tôi trong nghệ thuật là bạn thể hiện lòng tự tin, sự hiểu biết về nó và dám chịu trách nhiệm với chính mình. Vì thế, cái tôi rất cần thiết trong nhiếp ảnh, và cũng giống như trong hội họa, nhiếp ảnh được coi như là cách nhìn nhận thế giới xung quanh một cách sáng tạo, độc đáo, sinh động của một cá nhân hay một tập thể nào đó, đó là một cách để hướng con người tiến tới cái đẹp hoàn mỹ của tâm hồn.

Việc khởi nghiệp từ nhiếp ảnh là một điều khi không khó, tuy nhiên muốn khởi nghiệp bằng con đường này bắt buộc bạn phải có niềm tin, ý chí quyết tâm và một ít vốn để đầu tư thiết bị. Như mình đã đề cập ở trên thì muốn khởi nghiệp bằng nhiếp ảnh sẽ khác với các lĩnh vực khác đó là nhiếp ảnh cần tiền để mua thiết bị để học và kiếm tiền nhờ nó, có thể nói đó là cần câu cơm. Sau khi các bạn mua máy thì các bạn tiến hành học chụp và chỉnh sửa ảnh để chụp kiếm tiền. Về máy móc thì các bạn tham khảo qua các mục dưới đây mình đã đề cập ở các mục trên:

Mua máy ảnh nào chụp ảnh tốt
Mua máy ảnh nào chụp ảnh tốt

Về thân máy (Tính đến năm 2019) :

 I/ Máy ảnh cũ giá dưới 5 triệu đồng

Với 5 triệu đồng bạn cũng có thể mua cho mình những chiếc máy ảnh cũ chụp ảnh đẹp rất ưng ý phù hợp nhu cầu. Bạn có thể tham khảo các dòng máy cũ như Canon 600D, Canon 550D, Canon M10, Nikon D5200, Sony Nex 5N, Sony Nex 5R, Sony Nex 5T…

II/ Máy ảnh cũ giá từ 5-10 triệu đồng

Với 5-10 triệu đồng bạn có thể tham khảo các dòng máy cũ như Canon 700D, Canon 60D, Canon 70D, Canon 7D, Nikon D7000, Nikon D5500, Sony A6000, Sony Nex 7, Sony A77, Canon 5D mark II (Cao shot), Nikon D700 (Cao shot), Nikon D600 (Cao shot), Sony A7 (Cao shot).

III/ Máy ảnh cũ giá từ 10 – 15 triệu đồng

Với giá này bạn có thể tham khảo các máy ảnh cũ như Canon 80D, Canon 6D, Canon 5D Mark II, Nikon D600, Nikon D610, Nikon D700, Sony A6300, Sony A7ii (Cao shot), Sony A99, Nikon D800 (Cao shot), Nikon D3.

IV/ Máy ảnh cũ giá từ 15-20 triệu đồng

Với giá này các bạn có thể tham khảo các dòng máy ảnh như Canon 6D like new, Canon 5D Mark II (Like new), Nikon D750 (Cao shot), Nikon D800, Nikon D800E, Nikon D3S (Cao shot) Sony A7ii, Sony A7R, Sony A7S.

V/ Máy ảnh cũ giá từ 20-25 triệu đồng

Với giá này các bạn có thể tham khảo các dòng máy ảnh như Canon 5D Mark III (Cao shot), Canon 6D Mark 2 (Cao shot), Nikon D800, Nikon D800E, Nikon D810, Nikon D750, Sony A7ii, Nikon D3S, Canon 7D Mark ii.

VI/ Máy ảnh cũ có giá từ 25-35 triệu đồng

Với giá này bạn có thể tham khảo các dòng máy ảnh như Canon 5D Mark 3, Canon 6D Mark 2, Nikon D810, Sony A7iii, Sony A7Rii, Nikon D4 (Cao shot), Nikon D500 (king of crop Nikon).

VII/ Máy ảnh có giá từ trên 35 triệu đồng

Với tầm giá này thường các bạn đã có ý định đầu tư làm dịch vụ chuyên nghiệp hoặc muốn nâng cao chất lượng chụp hình hơn thì sẽ có các dòng máy ảnh như Canon 5DSR, Canon 5D mark 4, Canon 1Dx, Canon 1Dx mark 2, nikon D850, Nikon D4S, Nikon D5, Sony A7R III, Sony A9, Canon EOS R, Canon EOS RP, Nikon Z6, Nikon Z7…

* Dòng Cho người tập chơi ( giao động từ

  • Canon có 700D, 750D, EOS M10…
  • Nikon có D5300, D5200…
  • Sony có Nex 5, Nex 6, A57, A58…

* Dòng trung cấp

  • Canon có 70D, 80D, 7D mark II, 6D…
  • Nikon có D7100, D7200, D610…
  • Sony có A6300, A6500, A77 Mark II…

* Dòng cao cấp

  • Canon có 5D Mark III, 5D mark IV, 5DsR, 1Dx Mark II…
  • Nikon có D810, D850, D4S, D5…
  • Sony có A7R III, A7R IV, A9…

Về Ống kính 

Về ống kính thì rất đa dạng, và sau đây mình xin tóm tắt các thuật ngữ liên quan đến ống kính mà các bạn sẽ thường thấy khi vào nhiếp ảnh.
( Các tiêu cự tính trên máy ảnh FullFrame chuẩn máy film 35mm)

  • Lens góc rộng (Wide) thường có tiêu cự dưới 35mm như 16-35, 14-24, 16mm…
  • Lens Tiêu chuẩn (Normal) thường là lens 35mm và 50mm
  • Lens tiêu cự dài (Tele) thường tiêu cự trên 50mm như lens 85F1.8, 135F2…
  • Lens có thể thay đổi được tiêu cự (Zoom) ví dụ 70-200, 18-55, 24-70…
  • Lens tiêu cự cố định (Fix hay Prime), không zoom được, chỉ zoom bằng chân ví dụ như 50mm, 85mm, 35mm, 135mm…
  • Lens mắt cá (Fisheye) thường là kính có kính lồi và tiêu cự rất ngắn như 8mm…
  • Lens Macro: Lens chụp vật thể ở khoảng cách rất ngắn và chụp vật nhỏ bé khi lên hình rất to lớn ví dụ 105F2.8 Macro…
  • Lens động vật, thể thao ( Super tele) lens tiêu cự rất dài ví dụ 300F2.8, 400F5.6, 150-600…
  • Lens đa dụng: thường nói đến lens zoom mà có chứ các tiêu cự cần thiết cho mục đích sử dụng, ví dụ 24-70F2.8 là lens đa dụng trên fullframe và 16-50F2.8 là đa dụng trên máy Crop. Tùy vào mục đích sử dụng như nếu phong cảnh nhiều thì cần lens đa dụng góc rộng có 16-35, đa dụng thể thao có 100-400F4…
Mua lens máy ảnh cũ
Mua lens máy ảnh cũ

Khi mới bắt đầu tùy vào số tiền mà các bạn định đầu tư thì mình khuyên bạn 1 điều là bạn nên mua máy cũ. Vì sao các bạn nên mua máy ảnh cũ:

Bạn sẽ được nhiều trải nghiệm chuẩn xác nhất về một chiếc máy ảnh mà bạn cầm trên tay và cũng chính bạn là người hiểu chiếc máy nhất vì bạn mua nó lúc còn mới 100%. Điều này là một cách để giúp bạn biết được là chiếc máy này có đang hoạt động ổn hay đang có vấn đề gì đó, nếu khi nào máy bị lỗi lúc đó bạn đem đi bảo hành và sửa chữa miễn phí. Tuy vậy đó là đối với những người có điều kiện hay có thể là họ sợ mua máy đã qua sử dụng sẽ không yên tâm nên mua máy mới để có cảm giác an toàn hơn. Và nếu bạn không có điều kiện để mua máy mới hay, bạn đang có 20 triệu bạn cần mua một máy ảnh ngon, mà bạn đang thích dòng cao cấp, có thể bạn lựa chọn chiếc máy Canon 5D mark 2 thay vì Canon 700D mới 100%.

Trong bài viết này mình đã nêu ra Các lý do để mua máy ảnh đã qua sử dụng, các bạn đang có nhu cầu mua máy nên tham khảo bài viết này tại Mục bài viết số 2 nhé. !!!

CÁC BƯỚC KHỞI NGHIỆP TỪ NHIẾP ẢNH

Tùy vào giá tiền các bạn đầu tư khi đã tham khảo giá các dòng máy ở mục vừa rồi mà mình sẽ tư vấn cho các bạn như sau, nếu bạn là một người ít tiền mà khi mới bước chân vào con đường nhiếp ảnh để kiếm tiền từ nó mà bạn chỉ có 5-7 triệu thì bạn có thể tham khảo máy ảnh cũ như Canon 600D, Nikon D7000, Sony A57 và 1 lens chân dung 50F/1.8  để chụp ảnh cơ bản, nếu hơn xíu từ 10-20 triệu thì có thể tìm máy ảnh FullFrame rẻ nhất như Canon 6D, Nikon D600/D610, Sony A7II và 1 lens chân dung 50F/1.8 hoặc 85F/1.8 để chụp, và cao hơn thì nhiều máy đa dạng cho các bạn lựa chọn.

Máy ảnh canon 6D và Nikon D610
Máy ảnh canon 6D và Nikon D610

Lúc đầu không có khách các bạn có thể chụp cho bạn bè, người thân để lấy kinh nghiệm và tư liệu, sau đó nhận các show giá rẻ chỉ 300K hay 500K nếu chưa cứng. Sau đó nhận show cao hơn… Sau khi tầm 1-3 tháng bạn thấy mình chụp ok có thể sắm thêm 1 lens góc rộng chụp ảnh chân dung lấy cảnh như Crop có sigma 17-50F/2.8, FullFrame có 24-70F/2.8 hay 24-105F/4, 16-35F/4… để chụp ảnh góc rộng, sự kiện, event, tiệc… Việc sắm lens nào chụp gì các bạn tham khảo người quen hay người có kinh nghiệm hoặc inbox cho mình.

Sau khi chụp được tầm vài năm các bạn có thể hợp tác thêm 1-2 người nữa cùng chí hướng và hợp để lập team nhận nhiều show hơn hay mở studio chẳng hạn, sau đó nữa nếu khách hàng đã ổn định hay muốn mở rộng quy mô hơn các bạn có thể chạy quảng cáo Facebook, Google và đăng ký thương hiệu và phát triển lên chuyên nghiệp…

Studio chụp ảnh
Studio chụp ảnh

Đó là các bước các bạn từ lúc chưa chụp ảnh đến mở studio. Con đường này mình đã trải qua và mình cũng thấy nhiều người như mình. Sau đó tùy vào con đường mỗi người chọn như phát triển thành chuỗi nhiều chi nhánh studio hay đi dạy….

Edi - Đào tạo nhiếp ảnh uy tín | Giảng viên là Admin aphoto
Edi – Đào tạo nhiếp ảnh uy tín | Giảng viên là Admin aphoto

Riêng mình thì mình chọn hướng đi phát triển cộng đồng nhiếp ảnh và mở lớp dạy nhiếp ảnh cho những người mới và định hướng cho các bạn đi đúng con đường và hỗ trợ truyền thông, marketing, quảng cáo cho các bạn.

Việc xây dựng một cộng đồng rất tốn thời gian và công sức, tuy là cộng đồng ai cũng có quyền nói và phát biểu nhưng ngay từ đầu bạn phải đặt ra một bộ nội quy ngay từ đầu để mọi người tuân thủ và một điều nữa là bạn là người sáng lập bạn có quyền thực hiện các quyền chưa kịp bổ sung để có.

Nội quy của groups nhiếp ảnh aphoto
Nội quy của groups nhiếp ảnh aphoto

Một cộng đồng mà không có ai đứng đầu, ai cũng như ai không có tiếng nói là nát hết. Dù cho ai nói gì thì bạn vẫn luôn vững, không thấy hợp thì bảo họ out chứ không cần gì phải cả nể cả, bạn là người lập ra để phát triển cần những người cùng phát triển chứ không phải vào để phá. Để một cộng đồng phát triển bạn cần phát triển một hệ sinh thái trên các mạng xã hội và website. Và quan trọng nhất mình sử dụng là Groups Facebook, Website, Fanpage, Instagram, các Forum và mạng xã hội khác bổ trợ…

Nội quy của groups nhiếp ảnh aphoto
Nội quy của groups nhiếp ảnh aphoto

Khi đã có có số thành viên ổn định bạn nên có các cuộc thi hay mini game nhằm khích lệ thành viên và lâu lâu ai vi phạm nội quy thì có thể nhắc, nhắc rồi mà vẫn vậy có hình phạt nặng hơn có thể là block nick khỏi cộng đồng. Bạn phải nghiêm để tránh nhiều trường hợp xấu không mong muốn. Lúc cộng đồng đông và phát triển bạn nên tuyển thêm mod để hỗ trợ bạn kiểm duyệt, cũng như bật tính năng duyệt bài viết để tránh trường hợp spam link hay bài viết bán hàng online…

Các cuộc thi ảnh do Aphoto tổ chức
Các cuộc thi ảnh do Aphoto tổ chức

Sau đó muốn phát triển hơn nữa thì phụ thuộc vào năng lực và cách quản lý của bạn và định hướng tương lai về cộng đồng của bạn. Chúc các bạn thành công !!!

Theo Cường Sony – Founder Aphoto

💥💥💥 TẠI SAO MUA MÁY ẢNH CŨ TẠI DUONGCUONG.COM =>XEM NGAY

(VUI LÒNG LIÊN HỆ TRƯỚC KHI TỚI)

NHẮN TIN VÀ THEO DÕI QUA FACEBOOK BÊN DƯỚI